cover-news

Thị phần smartphone Việt gần về 0

30/12/2022 16:40
Duc Tuan
Năm 2022 đánh dấu việc các nhà sản xuất smartphone Việt vắng bóng trên thị trường, không có dấu hiệu ra sản phẩm mới.

Nếu như giai đoạn 2019-2021 là giai đoạn phát triển mạnh của điện thoại Việt, với sự tham gia của hàng loạt tên tuổi như Vsmart, Bphone, Masstel, chỉ một năm sau, những tên tuổi này gần như biến mất.

Tại một số hệ thống lớn như Thế Giới Di Động, Viettel Store, thương hiệu Việt duy nhất có mặt là Masstel, với các mẫu điện thoại "cục gạch" dưới một triệu đồng. 

FPT Shop có thêm một smartphone của Masstel giá 1,7 triệu đồng. Hoàng Hà Mobile vẫn bán Bphone, trong khi CellphoneS cho biết đã không còn kinh doanh bất cứ mẫu điện thoại thương hiệu Việt Nam. 

"2022 có thể là năm cuối cùng chúng tôi kinh doanh điện thoại thương hiệu Việt Nam", ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện CellphoneS, nói. Thực tế, đó là lô hàng Vsmart nhập cuối 2021 và còn bán tới quý đầu 2022. 

Sau khi bán hết, cửa hàng hiện không còn mẫu điện thoại Việt nào trên kệ. Bphone, một trong những thương hiệu Việt đình đám, không chia sẻ doanh số cụ thể. 

Khi ra mẫu A85 5G hồi tháng 4, ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Bkav, tiết lộ 300 máy đã được đặt cọc trong ngày. Sản phẩm cũng đã hết hàng trên website của công ty. 

Trên gian hàng của Bkav trên Shopee, hai sản phẩm được niêm yết là A50 và A60, mỗi mẫu bán được khoảng 50 chiếc. Đây là con số rất nhỏ nếu so với thị trường đang tiêu thụ khoảng một triệu máy mỗi tháng tại Việt Nam.

Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, các hãng smartphone Việt hiện chỉ chiếm 0,2% thị phần, trong khi vào năm 2019, họ từng đạt mức 11%. 

Theo ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc khối Viễn thông Di động FPT Shop, thị trường smartphone lớn tại Việt Nam là cơ hội để thương hiệu Việt khai thác. 

Tuy nhiên, thách thức nằm ở thị hiếu của người dùng Việt "khó nắm bắt". "Sản phẩm phải vừa đảm bảo thương hiệu có tiếng, thiết kế và chất lượng sản phẩm tốt, lại phải có giá cạnh tranh", ông nói.

Vì vậy theo ông, khi tham gia , các hãng Việt phải đầu tư rất lớn trong thời gian dài mới có thể giành được thị phần. 

"Đây có thể là những yếu tố khiến thương hiệu Việt vừa qua đã không thể trụ được và bắt buộc phải chọn phương án là rút lui, hoặc chỉ làm một thị trường ngách, thay vì cạnh tranh trực diện với thương hiệu lâu đời, có tiếng hoặc các thương hiệu Trung Quốc có nền sản xuất tiên tiến và mức giá cạnh tranh", ông Kha nhận định.

(Theo Vnexpress)

Bình luận

Bạn hãy đăng nhập để có thể bình luận

Bài viết liên quan

Kiếm Thế Origin chào sân Ngày Hội Game Việt 2023 cùng các “tiền bối” dòng game VLTK

05/04/2023 09:40

Ngày 26/3 mở báo danh giải đấu Liên Server mừng sinh nhật Quần Long Tranh Bá

23/03/2023 11:25

Gunny GO! - giải chạy đầu tiên quy tụ hơn 4000 người chơi của cả ba tựa game

11/04/2023 09:36

Điều gì giúp Top Eleven chinh phục hàng triệu fan bóng đá thế giới suốt 13 năm qua?

10/03/2023 15:43

Liên Quân Mobile: Team Flash công khai tân binh thứ 4, Rank cao nhưng kém tiếng

12/01/2023 15:37

Hàng trăm game thủ trải nghiệm game độc quyền trên thế giới với hot streamer MisThy

16/06/2023 09:55

Nga Mi – Môn phái đầy bí ẩn đã xuất hiện trong Kiếm Thế Origin

22/05/2023 18:07
Xem thêm
https://cdn-data.gtvplus.vn/banners/Gif/default_banner1224x150_1648108126.gif